Mô tả
Mô tả
Cây bồ đề được người theo Ấn Độ giáo Phật giáo cho là linh thiêng. Trong sách kinh cây bồ đề được gọi là “cây giác ngộ”. Các tín đồ đạo Phật coi bồ đề là cây nhà Phật. Nghe truyền rằng, Phật tổ Thích Ca Mâu Ni đã tu thành chính quả ở dưới gốc cây bồ đề. Cây có lá hẹp hình quả tim với đầu chót dài những lá mới non có màu hồng.
Cành có rễ khí sinh rủ xuống như râu, cành bên mọc xòe ra chung quanh, tán lá tròn hoặc hình trứng ngược, rợp bóng. Lá mọc cách, hình tam giác xanh thẫm, bóng, không bắt bụi. Lá bồ đề đẹp nên vẫn được dùng đề thơ, vẽ tranh.
Hoa mọc ở nách lá và tự ẩn. Quả ẩn, tròn dẹt, chín vào mùa Đông, khi chín có màu tím đậm.
Cây bồ đề ưa sáng hoặc chịu bóng bán phần. Đất giàu mùn, dinh dưỡng, ẩm và thoát nước tốt. Nhân giống dễ dàng từ hạt và giâm cành, dễ uốn tỉa.
Thân cây có nhựa, có thể chế biến thành cao su cứng. Hoa có thể dùng làm thuốc, có tác dụng giảm sốt, ra mồ hôi.
Cây bồ đề trồng làm cây phong cảnh rất đẹp và linh thiêng
Cây bồ đề cao 7m đường kính gốc 70cm tại vườn ươm của cây xanh ba miền
Kỹ thuật chăm sóc : Cây Bồ Đề
– Cây bồ đề ưa sáng hoặc chịu bóng bán phần.
– Thích hợp đất giàu mùn, dinh dưỡng, ẩm và thoát nước tốt.
– Nhân giống dễ dàng từ hạt và giâm cành, dễ uốn tỉa.
– Thay chậu : Cách 2 – 3 năm vào mùa xuân, trước khi các nụ bắt đầu căng phồng, với 60% đất, 10% than bùn, và 30% cát to.
– Xén tỉa và giằng dây: Thực hiên công việc xén tỉa hệ thống rễ lần đầu cùng lúc khi chọn cắt tỉa phần trên của cây và thay chậu. Cắt giảm chỉ chừa lại hai lá trên các chồi non trong mùa gieo trồng. Có thể xác định vị trí của thân và các cành cây vào bất cứ lúc nào trong năm, những tốt nhất là từ mùa thu cho đến mùa xuân. Bảo quản phần vỏ cây lúc giằng dây và thường xuyên kiểm tra để chắc chắn rằng dây giằng không cấn vào những cành cây đang phát triển nhanh.
– Bón phân mỗi tháng một lần từ mùa xuân cho đến mùa thu và cách tháng một từ mùa thu cho đến mùa xuân.